Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018


Gió lạnh ùa về,trên từng con phố... Xen lẫn cái đẹp của thu Hà Nội,mùa thu mà luôn làm rung động bao cảm xúc,mùa của những câu hát trong veo,da diết,là biết bao nỗi lo toan giữa xô bồ phố thị. Tùy bút ngày hôm nay đc tôi viết với chút xúc cảm đặc biệt,xin đc gửi tặng đến những người tôi không quen,những người mà tôi vô tình bắt gặp ở 1 góc nào đó khi đi ngang qua,khi đọc đc trên những trang báo,khi tình cờ đc nói chuyện với họ… Và chợt ghi lại đc trong tâm trí hình ảnh của họ,hình ảnh về những con người khốn khổ.Xin đc lấy tựa đề là "tản mạn",vì đây chỉ là 1 vài mẩu chuyện nhỏ ko đầu ko cuối do chính bản thân trải nghiệm và đau đáu mỗi khi nghĩ về nó.
Những người khốn khổ,họ là ai? Với tôi,khốn khổ ko chỉ là họ nghèo,là bệnh tật ốm đau nằm 1 chỗ... Với tôi,những người khốn khổ còn là những người ko thể ước mơ,hoặc bị tước đi quyền ước mơ,là những người hay hoài niệm về 1 điều không còn nữa... Đến đây,tôi xin đc phép kể về những câu chuyện ko đầu ko cuối của mình:
Tại ngã tư Nguyên Hồng-Huỳnh Thúc Kháng,cạnh 1 góc của trung tâm văn hóa nghệ thuật Âu Cơ có 1 bác bán hàng nước và bánh khúc thật đặc biệt.Nụ cười của bác rất tươi,bánh khúc rất ngon,bác bán hàng rất có duyên với cách nói chuyện làm bất cứ ai cũng thấy gần gũi và thân quen đến lạ.Điều đặc biệt hơn cả là bác có giọng hát cao vút và trong trẻo,bác hay cất lên lời ca quen thuộc của những bản hành khúc trường tồn với đất nước từ suốt những năm tháng chống Mỹ... Bác hát hay lắm,lời ca xen lẫn sự tự hào,hùng tráng của lịch sử dân tộc,bác hát cho tất cả những ai đến nhâm nhi 1 ly nước nghe,dù họ ko hề yêu cầu. Tôi nói chuyện với bác nhiều,và có 1 chuyện bác nói thật sự làm tôi day dứt,bác bảo:"bây giờ lớp trẻ chúng nó chẳng nghe những bài hát như thế này nữa đâu con ạ,chúng nó thích những chàng trai,cô gái sành điệu từ đầu tóc đến quần áo hát cơ,chúng nó gọi những bài ca Trường Sơn là quê mùa,nghe điếc cả tai,tao thích anh này,chị kia,rồi hát oang oang những câu đại loại là làm bác chẳng thể hiểu nổi." Câu chuyện của bác thật đơn giản,vậy mà day dứt quá.Không thể phủ nhận đc sự phát triển của nghệ thuật theo hướng phù hợp với thời đại mang lại cho mọi người những món ăn tinh thần,giảm bớt stress hằng ngày,tuy nhiên nên phát triển như thế nào lại là 1 bài toán khó,khi mà lời giải cho câu hỏi :”đâu là hướng đi đúng của văn hóa trong nghệ thuật” vẫn chưa thể trả lời. Khi những phát ngôn gây shock,những cách ăn mặc phản cảm chưa dừng lại,khi những giá trị văn hóa đi cùng năm tháng khó khăn của đất nước dần bị lãng quên theo thời gian thì mong muốn đc 1 lần làm lại điều gì đó đã qua và gần như ko còn nữa như của người phụ nữ hiền hậu ấy thật quá khó khăn.Vậy chẳng phải bác bán nước ấy cũng là 1 con người khốn khổ sao…
Thời gian gần đây,đề án bỏ ra hơn 400 tỷ đồng để xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hung đang trở thành 1 vấn đề nóng,ko chỉ trên TV,báo đài mà nó còn len lỏi cả vào suy nghĩ of bất cứ ai quan tâm đến những bước chuyển mình của đất nước. Hành động ấy quả thật là 1 nghĩa cử cao đẹp để tôn vinh,tưởng nhớ đến công lao to lớn của các mẹ,những người đã hy sinh gần như cả cuộc đời để bảo vệ cho nền độc lập,tự do của dân tộc,vậy mà tại sao vẫn còn đó những ý kiến trái chiều về đề án này? Lang thang qua các trang báo mạng,tôi thấy hầu hết các độc giả khi đọc xong đề án này đều đưa ra những phản ứng ko đồng tình 1 cách mạnh mẽ. Vô tình đc đọc ý kiến phản hồi of 1 vị độc giả trên báo điện tử Vietnamnet(rất tiếc là tôi ko nhớ tên của anh ấy-1 người trẻ),tôi thật sự xúc động và có ấn tượng sâu sắc về anh.Anh hoàn toàn phản đối ý kiến đưa ra đến hơn 400 tỷ đồng-1 con số quá lớn để xây dựng tượng đài đó,trong khi cuộc sống của bao mẹ Việt Nam anh hùng vẫn chưa đc quan tâm đúng mức.Có những mẹ hàng ngày vẫn phải đi bán rau,sống tạm bợ,sinh hoạt thiếu thốn,điều đó quả thật ko hề xứng đáng với công lao của các mẹ đã bỏ ra vì đất nước. Ở 1 góc nhìn khác,vị độc giả trẻ tuổi còn đưa ra hình ảnh những em học sinh vẫn ngày ngày phải đến trường bằng cách bơi qua song(xã miền núi Trọng Hóa,Minh Hóa,tỉnh Quảng Bình),hay vượt hàng cây số đường đồi núi để tìm đến cái chữ.Có thể nói cách so sánh con số hơn 400 tỷ đồng với hình ảnh mà bất cứ ai nhìn thấy cũng phải xót xa,thương cảm này của anh thật đáng phải suy nghĩ biết bao.Đến đây,tôi xin đưa ra đôi chút ý kiến của cá nhân mình. Liệu với công lao to lớn của các mẹ,những người đã hy sinh tất cả,từ công sức,của cải đến cả những người yêu thương như chồng,con của mình chỉ với 1 mục đích là giúp Tổ quốc đc tự do,đem lại điều kiện tốt hơn trong quá trình phát triển đất nước thì số tiền hơn 400 tỷ đồng đó tại sao ko dùng để chăm lo đến sức khỏe,đến nơi ăn chốn ở cho các mẹ,điều đó ko phải xứng đáng hơn sao? Hơn nữa,trong suy nghĩ của bản thân,tôi luôn dám khẳng định nếu dành số tiền đó để phát triển giáo dục,giúp đỡ thế hệ tương lai của đất nước bằng những hành động thiết thực như xây cầu,làm đường,cải tạo trường lớp(đặc biệt là ở những vùng còn khó khăn)thì chắc hẳn bao lớp cha,anh đã ngã xuống,bao thế hệ đi trước,gồm cả những mẹ Việt Nam anh hùng sẽ vui hơn so với việc phải ngắm nhìn 1 bức tượng vô tri,ko thể lắng nghe nguyện vọng của nhân dân.Vị độc giả trẻ tuổi ấy,có lẽ anh ấy cũng là 1 người khốn khổ,khi chỉ biết nói ra những suy nghĩ của mình bằng vài dòng ngắn ngủi ,ko biết nên gửi gắm cho ai. Nhưng còn 1 điều ko phải là “có lẽ” nữa,mà là chắc chắn,chắc chắn những bà mẹ Việt Nam anh hùng hàng ngày vẫn phải đi bán rau hay những em nhỏ phải bơi qua sông,phải trèo đèo lội suối để đi học ấy đều là những người khốn khổ.
Hết phần 1-Ghi và suy nghĩ-Trần Thành



“Đời mà tỉnh táo, thấy đâu nào có vui


Thà tôi mất trí giữa đời…”


Được sinh ra dưới hình hài và suy nghĩ của một con người, liệu có ai chưa từng mong làm chủ cuộc đời mình? Tự do tài chính, tự do yêu đương, tự do về suy nghĩ… Giấc mơ “Quản trị cuộc đời”, tôi thường gọi nó như thế!


Vậy mà, lạ lắm nhé! Trong xã hội ngày càng phát triển, khi mà chiến tranh đã lùi xa, xã hội “tốt đẹp lên”, thì dường như cái giấc mơ quản trị cuộc đời kia bị nhường chỗ cho sự xô bồ, ồn ã đến ngạt thở. Người ta thường an phận với một công việc không phù hợp, tù túng, nhàm chán mà bản thân ghét cay ghét đắng, với con đường học vấn do gia đình định hướng, với “hạnh phúc lứa đôi” từ việc sắp đặt trước, chán ghét những tên sếp bẩn thỉu, sự công bằng không dành cho cuộc sống quẩn quanh, cho cái nghèo nghiệt ngã, cho sự vô lương tâm ngay cả giữa người với người.

Và để an nhiên tự tại giữa những guồng quay lặp đi lặp lại đầy vô vị ấy, tôi gặp những người mơ một giấc mơ khác, giấc mơ của người điên!

Một người điên, sống trong thế giới của riêng họ, nhìn đời dưới con mắt ngờ nghệch, bàng quan với thế gian, được làm trẻ thơ vô ưu và hồn nhiên, nở một nụ cười AQ, cho suy nghĩ không còn ngột ngạt, liệu có mấy ai…

Trong giấc mơ người điên, khao khát thôi thúc ta, bản năng dẫn lối ta, sự cháy bỏng cuồng si tồn tại trong từng hơi thở, từng suy nghĩ… Trong giấc mơ người điên, những ý tưởng điên rồ, hoang đường giúp ta bắt tay vào thực hiện điều mình yêu thích, thực hiện một điều gì đó quan trọng. Sẽ không còn lối mòn nữa, sẽ chẳng gì khiên ta bận tâm, con đường quẩn quanh đưa ta đi mãi rồi lại quay về vạch xuất phát sẽ được nắn thẳng, nối bước chân đến điều ta thèm khát.

“Thèm khát”-trần trụi quá. Nhưng há chẳng phải mơ ước của bất kỳ ai, khi giản lược hóa, đều trần trụi lắm sao? Được ăn uống đủ đầy, được yêu, được vui vẻ và thoải mái.

Giữa cuộc đời chẳng được bao nhiêu này, vẫn có người bị cướp đi giấc mơ trần trụi ấy! Bị bỏ đói, đánh đập, bị bóp nát những thương yêu…

Người đời nhìn người điên, có nụ cười khinh bỉ, có sợ hãi, có cảm thương xót xa, người điên nhìn người thường, chỉ cười ngờ nghệch… Nụ cười ngờ nghệch ấy, phải chăng cũng là niềm thương cảm xót xa cho cái sự quẩn quanh không lối thoát trong cuộc sống thực tại đầy rẫy dối lừa, cho giấc mơ và hoài bão đã lùi xa vì miếng cơm, manh áo bủa vậy từng phút giây của người đời!

Đã ai từng chững lại giữa vòng xoáy thế gian, để yêu những điều rất nhỏ, từ cây cỏ, hoa lá, rồi yêu nụ cười hồn hậu, yêu cái khát khao được sống, yêu cả đến người dưng? Nếu ai cũng từng chững lại, thì đâu còn những câu chuyện thương đau nữa…

“Ôi, cuộc đời, chỉ mong làm mưa xóa trôi hết thôi”

-Như một thói quen, viết cho tháng Tư bình yên!-



Những ngày qua, bất kỳ ai quan tâm đến Thể thao, đặc biệt là thể thao nước nhà chắc hẳn sẽ biết đến vụ việc: Tuổi thật của tuyển thủ U19 Việt Nam, Nguyễn Công Phượng là bao nhiêu?

Công Phượng, cùng đồng đội trong tuyển U19 chính là những cái tên đã đem lại cho người hâm mộ niềm tin vào bóng đá nước nhà, thứ mà đã từ lâu được coi là rất xa xỉ.

Và chàng trai nghèo sinh ra ở mảnh đất Đô Lương, Nghệ An đó đang vướng vào một câu chuyện lùm xùm: sự thật là em sinh năm 1995 hay 1993?
Tôi không quan tâm em sinh năm nào, em bao nhiêu tuổi, cái làm tôi chú ý hơn cả lại là câu chuyện đằng sau, câu chuyện về niềm tự hào.

Nguyễn Công Phượng, hay Trần Văn A, Phạm Thị B nào đó, nếu may mắn được sinh ra dưới một mái nhà có vòng tay chăm sóc của cha mẹ, chắc hẳn đều hiểu rằng họ được kỳ vọng như thế nào. Có những người cha, người mẹ mong con mình trở thành kỹ sư, bác sĩ, còn với Công Phượng, em chỉ có 1 niềm đam mê duy nhất với trái bóng tròn, ước mơ của em gắn liền với sân cỏ và tuyệt vời biết bao khi em được ủng hộ để thực hiện điều đó.

Cái giá để đến với Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG của Công Phượng là 2 con lợn, chính số tiền bán lợn là lộ phí cho hành trình bắt xe vào Pleiku thi tuyển của 2 cha con. Để rồi thành quả thì chắc ai cũng biết, bóng đá nước nhà đang sở hữu một số 10 tài năng đến như thế nào ở thời điểm hiện tại.

Đến đây, xin phép hướng câu chuyện sang một điều vốn dĩ quen thuộc: Con nhà người ta.
Bạn đã bao giờ bị cha mẹ trách mắng khi bị điểm kém, khi làm sai việc gì, rồi so sánh bạn với "Con nhà người ta"? Tôi đã từng, và tôi tin rằng rất nhiều người cũng đã từng bị như thế. Những lần so sánh đó, vô tình làm ảnh hưởng xấu đến tiềm thức của rất nhiều người trong chúng ta. Vô tình gây cho chúng ta bao áp lực, sự cáu giận và mất dần đi động lực thúc đẩy.

Bạn đã từng may mắn khi xin phép cha mẹ được theo đuổi một sở thích cá nhân mà nhận được sự đồng ý chưa? Hay chỉ là những cái lắc đầu, những lời đay nghiến, những sự định hướng trái với mong muốn đó?

Tôi đã từng gặp rất nhiều trường hợp như thế, kiểu như :"ko vẽ vời gì hết, hãy thi trường Y đi", hay như "đàn ca sáo nhị sau này chỉ có đi hát rong thôi"...
Vậy thì, xét ở một khía cạnh nhỏ, cha mẹ của cầu thủ Nguyễn Công Phượng thật tuyệt vời biết bao. Chính em, là niềm tự hào của gia đình, hay rộng hơn, là của cả xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, của những người hâm mộ bóng đá nước nhà chân chính.

Cha mẹ em, rồi cả những người dân của xã Mỹ Sơn, nếu đúng như những gì báo chí viết, thì rõ ràng tôi thấy họ chẳng có lỗi gì. Tôi chỉ cảm thấy xúc động, thật sự xúc động vì những gì họ đã làm, đơn giản là để bảo vệ cho niềm tự hào mang tên Nguyễn Công Phượng. Cứ cho tuổi thật của em đúng là 21, thì em chắc chắn vẫn rất hạnh phúc vì cha mẹ em, những người thân, những người dân chất phác ấy đã làm tất cả để em không phải chịu đựng những áp lực từ dư luận, để em vẫn tiếp tục tỏa sáng, tiếp tục là niềm tự hào của biết bao người.

Với niềm tin từ một người luôn ủng hộ bóng đá nước nhà, hy vọng em, dù 21 hay 19 tuổi, dù gian lận hay không vẫn luôn sẵn sàng vượt qua để viết tiếp những trang mới cho nền bóng đá Việt Nam vốn từ lâu đã mục ruỗng.

Đừng để những điều chưa chắc chắn giết chết một chàng trai còn quá trẻ.

Tất nhiên, những dòng này không hề cổ súy cho một nền thể thao gian lận. Đây chỉ là những suy nghĩ của cá nhân, sự kính trọng dành cho hành động mà cha mẹ, người thân, hàng xóm láng giềng dành cho Nguyễn Công Phượng. Đó mới chính là điều quan trọng nhất với em, giúp em chân cứng đá mềm, chứ ko phải là Dư luận, không phải là thành tích...

Có một điều cuối cùng như thế này, trên áo đấu của CLB Chelsea tại Champions League, luôn có dòng chữ "Right to Play".



Hôm nay, trên đường từ Tràng Thi ra Điện Biên Phủ, bất chợt nhìn thấy chuyến tàu Bắc Nam đang dần tiến vào ga Hà Nội, có thứ cảm xúc mơ hồ khó tả hiện về, thôi thúc tôi viết điều gì đó, viết về những chuyến tàu tôi đã từng đi.
Kết quả hình ảnh cho những chuyến tàu

Hoả xa có ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, trải qua bao biến động lịch sử vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Dẫu xã hội có phát triển hơn, nhiều phương tiện giao thông mới ra đời, nhanh hơn, tiện lợi hơn, xe lửa vẫn sừng sững ở đó với những đường ray trải dài dọc đất nước.

Trước đây khi nói về những cuộc hành hương mỗi dịp Tết đến xuân về của người học tập và lao động xa quê, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của chuyến tàu đầy ắp nụ cười với niềm hân hoan được trở về nhà, trong dịp lễ đoàn viên sau một năm dài đằng đẵng. Giờ đây, khi máy bay đã trở nên phổ biến hơn, xe đò xuất hiện nhiều hơn ở khắp mọi miền Tổ quốc, tàu hoả dần trở thành thứ phương tiện quê mùa cục mịch, ồn ào và chậm chạp…
Tự nhận mình là một người trẻ ưa xê dịch, tôi luôn ưu tiên tàu hoả cho những chuyến đi dài nếu thảnh thơi về thời gian, không chỉ an toàn, đó còn là nơi tôi nhìn Việt Nam bằng một góc nhìn mang nhiều màu sắc cá nhân.Với tôi, đi tàu hoả như là cách để sống chậm lại vậy. Không quá vội vã và xô bồ như máy bay hay xe đò, ở mỗi toa tàu dường như là một cuộc sống thu nhỏ, ở đó con người ta lướt qua nhau trong một không gian chật hẹp. Tôi không thích những khoang giường nằm trên tàu hoả, vì đơn giản tôi cảm thấy tù túng trong một chiếc hộp bé xíu mà người ta gọi là giường, và dường như tình người ở đó cũng không đủ ấm áp so với những khoang ghế ngồi.

Không nói đến việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân, thì khi được ngồi trên một chuyến tàu Bắc-Nam từ Hà Nội vào Sài Gòn mới có thể thấy Việt Nam đẹp đến nhường nào, nhưng cũng đau đáu biết bao nhiêu. Quãng đường dọc đất nước trải dài hơn 1700 km là đủ để ta nhìn thấy sự thay đổi qua từng vùng miền, ở mỗi mảnh đất mà chuyến tàu lăn bánh qua đều in hằn những dấu vết thời gian. Non sông hùng vĩ hiện ra ngay trước mặt ta là khi tàu đi qua đèo Hải Vân để vào Đà Nẵng, vịnh Lăng Cô với những bãi cát đẹp đến mê hồn nằm dưới chân con đèo ấy. Là khi ta cảm giác chỉ cần với tay ra ngoài ô cửa sổ là có thể chạm đến làn nước biển trong vắt ở Phú Yên… Ta biết mình đã trưởng thành khi nhận ra tàu đi ngang khúc ruột miền Trung nghèo xác xơ, trong lòng có gì đó thắt lại và cảm giác day dứt cứ kéo dài âm ỉ, trên chiếc loa vẫn hay phát ra tiếng thông báo của đoàn tàu, nay lại vang lên giai điệu của bài hát Quảng Bình quê ta ơi. Ở những trạm dừng chân lâu, tôi thường hay xuống mua đồ ăn ở đấy, rẻ và ngon hơn đồ ăn có sẵn ở trên tàu rất nhiều, hỏi han bâng quơ một vài câu với người bán hàng. Làm sao mà quên được những món ăn ngon lành nóng hổi ở ga Đà Nẵng, hay xa hơn chút nữa là ga Diêu Trì ở Bình Định… Cảm giác cầm chiếc đùi gà vừa mua trên tay, còn chưa hết hoan hỉ, thì một người đồng hành xa lạ nào đó ngồi cùng toa mời cụng với họ lon bia, thật tuyệt! Hay những chuyến tàu chỉ bó hẹp trong phạm vi miền Bắc cũng mang lại nhiều xúc cảm. Dừng chân ở ga Hải Phòng, tản bộ ra Nhà hát lớn gần đó, rồi ngồi vỉa hè ăn bát bánh đa cua đặc sản của vùng đất này, xuýt xoa về một thành phố Hoa phượng đỏ ồn ào chẳng kém Hà Nội, nhưng không khí lại thoáng đãng và sạch sẽ hơn rất nhiều… Rồi có lần trở về từ Lào Cai, chuyến tàu đến ga Hàng Cỏ khi mặt trời còn chưa mọc. Đi bộ vài cây số về nhà để tranh thủ ngắm một Hà Nội còn đang ngái ngủ trong cái lạnh giá của mùa đông, tận hưởng giây phút trong lành hiếm hoi của Thủ đô, man mác trong tâm trí là những ngày đã trôi về nơi rất xa.

Tôi chỉ mong có thời gian để làm lại những ngày như thế. Sẽ chọn cho mình những chuyến tàu chậm rãi nhất mang ký hiệu TN hay SP để có thể ngắm nhìn thêm nhiều điều dưới góc nhìn của bản thân. Tất nhiên, một cuộc trò chuyện ngắn hay một món ăn nào đó đều không thể giúp ta hiểu rõ ràng nhất về những mảnh đất ta đã từng đi qua, nhưng đó lại là cách cảm nhận dung dị và đời thường nhất mà tôi nghĩ là vừa đủ cho chính mình

Những ngày rong ruổi để biến tuổi thanh xuân trở thành hồi ức đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mình.



Tôi thênh thang lạc bước giữa miền kí ức quá vãng, nhớ lại cái thuở ngây ngô, dại khờ...
Tôi miên man nghĩ, chợt buông mình rơi thỏm vào giữa khoảng không trong veo...
Hồi tưởng...
Suy ngẫm...
Để nhận diện và định dạng lại cho cái tuổi thơ của mình ....
.........
1.Tôi nghịch ngợm
Tôi của ngày xưa không như bây giờ.
Tôi của ngày xưa vẫn thường...trốn bố đi chơi trưa...mặc cho bố đi tìm, và tối nào cũng phải ngồi viết kiểm điểm.
Tôi của ngày xưa vẫn thường...chui qua bờ kẽm gai ăn trộm xoài...để người ta đuổi mắng, và bố lại phải lóc cóc đi xin lỗi người ta.
Tôi của ngày xưa toàn đánh con nít....vì chũng nó chẳng bao giờ chịu góp gạo...hay chí ít là cái ống bơ để chúng tôi thổi cơm chung và chơi trò gia đình.
Tôi của lớp 6 vẫn chơi trò bắn súng nước...đuổi thằng Việt từ lầu ba xuống sân trường đến nỗi té gãy tay và rách mất 1 cái quần.
Tôi của lớp 7 học đòi anh chị, đánh nhau với nhỏ Nhung....bị hạ một bậc hạnh kiểm.
Tôi của lớp 8 thích thú với cái trò dạy lũ nhỏ: "đây là con mèo...đứa nào nói con hổ chị Ni woanh' chết.."
Tôi của lớp 9 là đỉnh cao: bắt nhỏ Ân ói trong lớp để có cớ cúp học đi uống nước mía, đè đầu nhỏ Giang ra nặn gió để trốn ông Vị đi chơi, trút nguyên bì muối hột vào túi quần ông thầy toán, bắt tay với Giao đao ném con Thủy đen xuống hồ để  nó đc phen hú vía, nhớ có lần còn đạp đổ nguyên dãy xe đạp rùi đứng dưới đó xếp lại từng cái xe cho hết tiết..
Tôi của ngày xưa là thế đấy

2.Tôi bướng bỉnh.
Mặc cho mẹ nói gì thì nói, tôi vẫn thế đấy, đã muốn là đòi cho bằng đc.
Mặc cho bố có bắt viết mỗi ngày một bản kiểm điểm thì tôi vẫn bỏ nhà đi chơi ko khóa cửa như thường.
Mặc cho nhỏ Vân tổ trưởng nhắc đứt hơi hụt giọng tôi vẫn thích nói chuyện và làm việc riêng trong lớp, cuối tuần nó méc thầy cho tui loại B, tui xin xuống luôn loại C cho đỡ tức.
Mặc cho út Xjt khóc như mưa vì tui lỡ làm bể cái hộp sao của nó, tui còn quay lại chửi nó cái tội để lung tung khiến tui làm bể.
Đó là còn chưa kể cái lần bị mẹ mắng khóa cửa phòng tuyệt thực 2 ngày đến hoa cả mắt, ko bò nổi xuống giường…làm mẹ sợ tím mặt, còn út xjt thì mất hồn đi mua cháo và xức dầu cho chị Ni tỉnh..
Đấy, tôi ngang thế đấy.

3. Tôi nói dối và hay đổ lỗi.
Tôi của ngày xưa là một cái tôi ko bao giờ nhận lỗi.
Chuyên gia lấy giầy của bố đi chơi năm mười dấu dép, mười lần mang đi thì có tới 8 lần giấu xong ko tìm thấy, bố hỏi thì đổ tội cho Giooc – but: “chắc nó lại tha bố ah”…hại bố sáng đi làm lại lết dép lê đến khổ vì xấu hổ :))
Rảnh, không có việc gì làm, ra đạp cho Giooc – but một cái, nó gồng lên tự vệ, tôi thì mếu máo méc bố, làm nó bị phạt xích 1 tuần.
Điên, không có gì chơi, lấy dép tung lên, không may làm rớt lồng con khướu, mém chút nữa là vô tình phóng sinh, bố phát hiện ra thì đổ tại con But nó sủa, con khướu nó sợ, nó đập cánh lung tung nên rớt lồng.
Vớt con cá chép Nhật trong hồ lớn ra cái chậu nhỏ để sờ thử…ai ngờ nó chết mất…sợ hãi ném nó lại trong bể lớn…chiều đi làm về, bố giật mình, ngẩn ngơ chẳng buồn ăn cơm.
Nhớ có những lần giả ốm để cúp học, có những lần, bố chở đến nhà cô rùi mà vẫn tự đi bộ về nói dối cô cho nghỉ, thấy con đi bộ bố xót xa, trách cô giáo bận mà không báo sớm.
Tôi vẫn thường thế đấy.

Trước tội lỗi, trẻ con vẫn hay thường quanh co nói dối, vớii nó đó là lá chắn an toàn để tráh những trận đòn roi của cha mẹ. Cứ thế những lời nói dối theo nó trưởng thành, giờ ko phải là lá chắn, những lời nói dối như là một cái nệm êm, ru nó người lớn thỏa mãn với hiện tại.

Tôi của người lớn cũng thế, giỏi chống chế và chẳng bao giờ nhận mình sai.
Tôi tự ru mình bằng điệp khúc :" kệ không sao",
Tôi sẵn sàng đổ lỗi cho hoàn cảnh để ngụy biện cho những sai trái của mình. Giờ thì chẳng còn đòn roi, chẳng còn bản kiểm điểm, nhưng tôi vẫn làm thế chỉ để chứng tỏ cho mình thấy, mình hoàn toàn tôts đẹp.
Tôi thỏa mãn với những gì mình có, mất đi khả năng cầu toàn của mình...và dần trở nên lười biếng và thụ động.
Bớt wan tâm đến mọi người vì nghĩ rằng: "chắc họ không sao",
Tôi của ngày nay quá chán chê và hời hợt...
Tôi đánh rơi chính mình trong fb VÀ y!m,

Tôi luôn bắt đầu quá muộn và kết thúc quá sớm.
Tôi luôn cười xòa hay thở phào nhẹ nhõm sau mỗi lần ra khỏi phòng thi..vì đơn giản tôi chẳng biết đúng sai thế nào để phân bua với luc bạn cũng lớp.
Thế mà lần này lại khác...tôi buồn...thật sự...
Nỗi buồn của tôi khác lắm...nó cô lại, đặc quánh nơi cổ họng đến nỗi muốn khóc cũng chẳng xong...tôi tiếc cho chính mình, tiếc cho một đêm thức có ích với toán cao cấp nhưng vô dụng...tôi trách mình sao không bắt đầu sớm
hơn...để tôi phải phải tiếc và buồn đến não nề như thế....

Tôi hứa  thay đổi, nhưng chẳng thể thay đổi,
Có vẻ như cái quyết tâm của tôi mỏng manh quá nên có gió nó cứ thể bay đi...
Tôi muốn nghiêm khắc với chính mình, nhưng chưa đủ cứng vì nỗi sợ "không hoàn hảo" cứ bào mòn nó đi.

Tôi đã suy nghĩ ba ngày, trăn trở về lời khuyên của mọi người...

Và chợt nhận ra tôi là ai giữa bộn bề này: tôi không phải là một đứa trẻ hư hỏng, nhưng chắc chắn không bao giờ tôi là đứa trẻ ngoan nhất thế giới này.

Hôm nay, với tất cả sự hối lỗi của mình, tôi xin chính mình cho tôi được tự kiểm điểm, tự nhận lỗi và tự xin lỗi với cuộc đời mình.



Vòng xoáy vội vã của thời gian đã kéo tuột con người vào vô vàn những xô bồ chen chúc. Mê mải kiếm tìm những hư danh, ảo vọng, con người dường như quên mất rằng: đôi khi chỉ một chút thôi cũng làm nên tất cả. Một chút ánh sáng đủ để phá tan màn đêm tăm tối. Một chút sương đêm cũng đủ để nhành lá vươn tươi. Và cũng chỉ một chút thôi...một chút ngơi nghỉ, bình tâm ngoái lại chông chênh quá khứ, bỗng cảm thấy chợt ấm áp và thư thái đến lạ lùng.
....
Mặc cho dòng đời vẫn miệt mài với công việc đóng rêu và phủ mờ tất cả, toàn bộ kỉ ức của con người vẫn được cất giữ nguyên vẹn trong những vết tích nằm lại của thời gian. Nó vương vãi, rải rác thành những miếng ghép nhỏ, càng ghép càng khít chặt, càng ghép càng gợi mở...mở ra một khoảng lung linh quá vãng của mỗi cuộc đời.
....
Đời cứ đi và ta thì chảy trôi theo dòng đời. Đôi lúc ngoái lại chợt nhận ra ta đã ở nơi nào đó xa lắm bỏ mặc quá khứ ở lại.....phía sau lưng. Nước mắt có, nụ cười có, giá băng có, ấm áp có...và có cả những mùa ở lại......

...
Quê hương tôi không xông xênh bốn mùa của tạo hóa, mà chắt chiu hai mùa nắng mưa.
1.Tôi nhớ mùa nắng quê tôi...khi mà mặt trời rực lửa chứ không còn rực đỏ. Nắng cháy da, cháy thịt, đốt khô cả bãi mía, bãi ngô bên sông...quắt queo, còi cọc. Nắng! mặt sông hiền hòa loang bóng nắng, như không chịu nổi hắt ngược trả lại vào không trung....Tôi nhớ dáng dì tôi mê mải mồ hôi róc từng cây bời lời nhầy nhựa, nhớ dáng bác Bảy đi lúa trên nền đường nhựa hừng hực, nhớ nồi bánh canh nghi ngút khói của bác Hoàn, vừa húp vừa thổi, miệng thì xuýt xoa cay, tay thì thấm mồ hôi tới tấp. Mùa nắng quê tôi rực rỡ lắm, bạt ngàn sắc đỏ của cà phê đang độ chín, rực rỡ tím bằng lăng, nghi ngút cháy với hàng phượng vĩ dọc các con đường. Buổi tối, đất trời dịu lại, ngồi dọc bờ kè, nhâm nhi tách cà phê, ngửa mặt hít chút hơi nước phả lên từ mặt sông lại thấy dễ chịu đến kì lạ. Đi nhiều nơi nhưng chẳng nơi nào mùa lạ như quê tôi: sớm lờ mờ sương, trưa nắng như thiêu, ban đêm nguội lạnh.
Phải chăng cái mùa ngấm trong máu, mà người Kontum luôn nhiệt tình trong các cuộc chơi, có len chút nóng nảy, chút nóng vội trong tính cách. Và ít khi kìm chế được cảm xúc của mình. Như núi rừng Tây Nguyên, người Kontum cũng mang chút hoang dại, chút ngây ngô trong mình.
 
2.Tôi nhớ mùa mưa quê tôi. Đó là cả một vở nhạc kịch dài của mùa: có mở, có thắt.
Mùa mưa ở quê tôi bắt đầu vào cái khoảng thời gian lũ học trò chúng tôi bắt đầu ôn thi cuối kì. Nhớ những buổi ôn cuối năm, đứa uể oải, đứa mệt mỏi, đứa ngồi đứa nằm trong lớp,...bất chợt lạo xạo trên mái ngói, rồi mưa đổ xuống như trút. Cả bọn chen nhau ra ngoài...Mưa đá! mưa đá, cả bọn tròn mắt la hét ầm trời. Tôi nhớ những niềm vui long lanh trong mắt, nhớ giòn giã những tiếng cười. Tôi nhớ cả lũ tranh nhau từng hạt đá lạnh, vân vê, rồi bất chợt ném vào áo nhau.... Mưa rào như trút, tôi thích mơ màng xuyên ánh nhìn vào bọt tung trắng xóa...Rồi chợt đứt đoạn vì có đứa bế thốc mình ném vào dòng chảy xối xả từ mái theo đường ống đi xuống...Nước xối vào mắt vào miệng, quần áo thì ướt lem nhem... miệng thì la hét ầm ĩ, nhưng vui...và bị thích...
Tôi nhớ mùa mưa của tôi, là cái mùa mưa luôn bị mắng vì chẳng bao giờ cất áo mưa trong cặp..nhưng giờ nghĩ lại thấy ấm áp đến lạ...vì có ai đó luôn tất tả lo lắng đằng sau mùa mưa của tôi. Như mưa...người Kontum luôn nhiệt thành, luôn hết mình trong cái vẻ ngoài hơi lạnh

3. Có một mùa giao giữa nắng mưa...khi những nơi khác chuyển tiết sang thu, thì quê tôi bắt đầu nổi gió. Có lần đùa với một người bạn: thu ở Hà Nội có màu xanh, còn ở Kontum có màu nâu.:D
Nhớ những buổi chiều bánh bèo trên đường Trần Phú, trời chuyển xám, gió thốc từng cơn...không lạnh nhưng khô khốc...mang theo cát bụi của vùng đồi...làm không khí khan một màu nâu trần trụi. Nhớ những chiều đi học thêm qua dốc Con Ngựa, gió xối xả, một tay giữ xe, một tay che bụi, ngược gió, lảo đảo, chân cứ cố bám rịu vào mặt đất, ngỡ chỉ sơ suất nhỏ là có thể tung bay cùng gió.
Mùa gió ở đây kéo dài cho đến tận đêm noel, nhớ tiếng chuông nhà Tân Hương, đêm Giáng sinh trốn mẹ đi cũng con Bông thúi, hai đứa len lỏi giữa dòng người dài dằng dặc, đặc khít, khiến gió không còn khe hở để lùa vào, không thấy được gì ngoài ngọn thánh giá trắng, nhưng vẫn vang vọng khúc thánh ca. Hai đứa chợt khúc khích cười, đùa nhau, tắc đường chút cho bjết Kontum đã lên thành phố.
.............
Một mùa đông nữa lại đến....mới hôm qua còn ngơ ngác hỏi nhỏ bạn người Hà Nội: "Khi nào mới lạnh pồ?". Hum nay đã thấy gió rối rít lùa về. Nằm trong chăn, khoác hai ba áo ấm, mà cứ tưởng tượng như đang gò mình trong nhà băng vậy. Hà Nội lạnh, tôi dậy muộn, khóac áo thong dong thả bộ dọc phố Tôn Thất Tùng, thỉnh thoảng run lên 1 chặp. Ngơ ngác nhìn dòng người tấp nập...tôi thấy xa lạ.
Tôi vốn quen với những câu chào vội trên phố, nhớ những mùa gió lang thang trên đường quanh nhà, ai thấy cũng chặc lưỡi: "ko về mà còn đi đâu nữa?". Tôi cũng chỉ biết cười trừ. Nhớ cái mùa gió, lũ chúng tôi chỉ dám ăn một bát cơm để dành bụng ăn bánh xèo nhà cô Thủy, vây quanh bếp lò chờ từng cái bánh nóng hổi mới đúc, cả  lũ tranh nhau chí chóe...có đứa giận nhau đến mấy ngày....
Giữa thủ đô, bánh xèo không thiếu, nhưng vẻ trang hoàng của nó làm mất đi cái bình dân vốn có của thức quà bình dị này: ngồi trong lòng cái quán trên phố Thái Hà, không còn cái háo hức, bếp lò ở đâu xa wa', chỉ thấy cái rổ bánh mắc trên sợi dây rồi thả xuống cho khách,...chạnh lòng.

Hà Nội đôi khi trơ trọi trong hồn người con xa xứ, khác xa cái vỏ ồn ào, đông đúc. Có lẽ vì tôi chưa tìm thấy nguồn yêu thương nơi đây. Mắt tôi chỉ thấy chen chúc, khói bụi, thấy những tòa nhà cao chọc trời mà lúc nào cửa cũng đóng im ỉm: dửng dưng vô cảm. Tai tôi chỉ nghe thấy còi xe inh ỏi.  Tôi không thích sự đóng khép đầy tính toán nơi đây: dựng xe trước bưu điện để lấy đồ mẹ gửi...mất phí, vào công viên...mất vé. Miền Nam của tôi cởi mở hơn: mọi cánh cửa luôn mở rộng...như cái bản chất phóng khoáng, rộng lượng, bao dung cố hữu của con người nơi đây.
Không phải tôi không yêu Hà Nội, nhưng có lẽ tôi chưa tìm ra lí do để gắn chặt hồn mình với mảnh đất này. Chợt nhận ra một định nghĩa mới: cô đơn không phải là khi không có ai bên cạnh, cô đơn là khi đông đúc người xung quanh nhưng không biết bắt chuyện cùng ai". Không hẳn tôi cô đơn nhưng vào cái mùa cần hơi ấm này tôi cảm thấy mình lạc lõng và thèm chút ấm áp...

"Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu
Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.
Ấm áp không phải khi bạn dùng hay tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn.
Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh không?”.
Ấm áp chưa hẳn là khi bạn ôm ai đó thật chặt, mà là khi ai đó khoác vai bạn thật khẽ.
Và ấm áp là khi mùa thu qua, cái lạnh ùa về … Có một ai đó khẽ thì thầm vào tai bạn: “Chúc bạn có một mùa đông ấm áp và tràn đầy yêu thương”
...
Muốn xóa bỏ nỗi nhớ quá vãng để thanh thản sống mới thật khó, vứt đi rồi lại lòm còm nhặt lại từng mảnh ghép vương vãi. Hôm qua, nhận được tin nhắn lạ :"Cuộc sống cũng giống như một ly cafe...Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách cafe lên…nhấp 1 ngụm…và chợt nhận ra rằng ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly cafe đắng. Khi ly cafe đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly…Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo…, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên ..."
Xốn xang trong lòng một cảm giác thật nhẹ, chợt mỉm cười thật khẽ đủ để tự thấy mình vui. "Hạnh phúc chỉ thật sự tồn tại khi mình làm cho người khác hạnh phúc".
Tôi sẽ tự tạo ra cho mình hạnh phúc trong mùa đông này, bằng trái tim ấm lửa của Tây Nguyên, bằng
tâm hồn phóng khoáng, nhiệt thành của miền Nam....và bằng chính niềm tin vào cuộc sống cuả mình. 
......
P/s: cảm ơn ai kia đã gieo trong lòng tôi chút niềm tin và sự nỗ lực, cảm ơn ai kia đã lừa dối tôi để tôi nhận ra góc nhàu nhĩ của cuộc đời.
Chúc mọi người (và tôi) có một giáng sinh an lành và hạnh phúc....

Ấm áp tôi nhé !



Gió thở từng cơn thỏ thẻ, bóng sáng loang lổ lập lờ, thoáng chốc, vút nhẹ...tan biến
Những linh hồn mỏng manh, nâng bổng mình ra khỏi thân xác ì ạch...ngoái nhìn cõi trần rồi bỗng chốc cũng hòa vào hư vô.
Cám cảnh về sự huyền hoặc ma quái, rợn ngợp về sự thống trị của cõi vô hình, mông lung tôi bước trên con đường đầy tang tóc...
Nỗi niềm rét gió, đau buốt tận tâm can, tôi cam lòng nhận lấy cái sự đau đớn của người ở lại.

Tôi vốn là người không tín ngưỡng, không tôn thờ thần thánh và tuyệt nhiên không tin vào sự tồn tại của một thế giới nơi các linh hồn trú ngụ.
Tôi vốn không nghĩ nhiều đến cái chết, không quan tâm đến sự sống và hiển nhiên không bao chấp nhận cái mớ lí thuyết về số phận.
Dự cảm được về cái chết....tôi mơ hồ nhận ra sự lìa xa của họ nhưng nhanh chóng chống chế và xuề xòa tất thảy...
Ám ảnh bởi lời nguyền tang trùng tang và sự ra đi đột ngột hết thảy ném tôi vào lo lắng. Nỗi sợ chồng chéo lên nhau, giẫm đạp rồi bị cuộn tròn trong những cơn ác mộng.
Đêm trắng...mệt mỏi, bất an....tôi còn quá nhỏ để chịu đựng tất cả. Tôi e dè với từng tiếng động nhỏ, tôi lãnh đạm với sắc trắng phôi pha, tôi lén thở phào sau mỗi lần thức giấc, vất vưởng như kẻ mất hồn.
Tôi gửi mình vào cõi phật cho thanh thản, tôi tụng kinh mỗi ngày cho an lòng. Tôi lắng nghe thuyết pháp, hiểu về luật nhân quả và thuyết luân hồi.
Vỡ lẽ...tôi định nghĩa được sự tồn tại của các linh hồn, có niềm tin tuyệt đối vào cái chết và số mệnh.

Tôi nuốt trọn nước mắt, cay xè nơi khóe mi và mặn chát nơi đầu lưỡi, nghẹn ứ nơi cổ họng, đặc quánh tím tái cả tâm can.
Tôi đau đớn như thể bị ném vào chông gai, hoen rỉ từng giọt máu lòng.
Tôi muốn tháo khăn tang, ném vào đống lửa hừng hực cháy cho bớt tủi phận sao khó quá...
Sáu năm...quá ít ỏi so với 8 linh hồn khẽ rời khỏi xác. Đánh đổi thế liệu có công bằng.
Bốn tháng xa nhà lấy gì để níu kéo 2 người thân.
Có bất công không khi niềm hạnh phúc muộn màng của cô tôi bị đập tan bởi cái chết của đứa trẻ chưa kịp thành người. Tôi đau đớn khi đó cũng là niềm vui của tôi, là hi vọng của tôi...tôi đã háo hức biết bao, tôi đã bao lần tự nhủ: "mấy tháng nữa thôi mà, tha hồ mà bế em bé". Tôi chờ đợi, xé từng tờ lịch xếp ngăn nắp vào ngăn bàn...
Niềm tin bong bóng...tôi vỡ tan lòng mình, bờ mi yếu ớt không giữ nỗi giọt nước mắt, cô tôi ngất đi khi  chưa kịp nói hết câu, còn tôi như vô hồn...lặng đi tê tái....
 
Bốn ngày nữa tôi sẽ về...nơi một thời tôi muốn quên đi cho bớt tang tóc, nơi tôi muốn rời xa cho bớt nhớ nhung mà tủi khổ....
Bốn ngày nữa tôi sẽ về...nơi ru tuổi thơ tôi một thời, nơi bao người sẵn sàng ôm tôi vào lòng và xót xa cho tôi bé nhỏ giữa cái thành phố bộn bề này...
Bốn ngày nữa tôi sẽ về...tôi háo hứng mong mỏi nhìn lại những khuôn mặt cũ, tôi lại đếm ngày cho bớt trông mong.
Bốn ngày nữa tôi sẽ về...nhưng sao tôi nghèn nghẹn khó thở, người tôi run lên bần bật, tôi tê tái gõ phím cho chai lặng đầu ngón tay. Tôi sợ tiếng chuông điện thoại, tôi sợ lại có thêm người nữa báo tôi về sự ra đi của bác. Đột ngột quá, bất ngờ quá, tôi nấc nghẹn từng đợt...lại nữa...lại một người nữa...họ lần lượt bỏ tôi đi như thể tôi chả là gì của họ, họ cứ thế đi không kịp chờ tôi về lần cuối...đi lặng lẽ thế chỉ gieo vào lòng tôi thêm phiền muộn cay đắng...
Tôi nghi ngờ về số phận mình, tôi nghi ngờ về bí mật huyền bí đằng sau cung bò cạp của mình: "sức mạnh của bò cạp có ảnh hưởng đến những người xung quanh...sự ra đời và tồn tại của bò cạp kéo theo sự ra đi của những người khác...khi bò cạp chết đi thì đó cũng sẽ là lúc có một sinh linh mới ra đời trong hạnh phúc"
Lẽ nào là vậy, lẽ nào số mệnh tôi bạc bẽo đến thế sao...lẽ nào...tôi tội lỗi..mệt mỏi thật...
Ngàn lần câu  " ..không phải.."  tôi không trốn chạy tội lỗi, nhưng tôi  sợ hãi cái chết, tôi chưa chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đi của mình. Thật điên rồ nếu như tôi nói với mọi người là tôi sẽ chết để sinh linh mới ra đời trong hạnh phúc...nhưng liệu thế có là quá ích kỉ với những người quanh tôi. Tôi ray rứt quá, khó chịu quá..chịu đựng một sự chết mà không phải là mình còn khó hơn gấp trăm ngàn lần cái chết....liệu có ai hiểu cho tôi?



Tổng kết sau hai tuần làm sinh viên cũng có khá nhiều điều mún khoe với pà con cô pác.
1. Ngày 27 nhập học. 24 bão đổ bộ vào đất liền. càn quét hầu hêt các tỉnh trên đường ra hà nội. Lo lắng, sợ hãi quyết định ở lại kt thêm một ngày.
Kết quả hình ảnh cho đi học
Ngày 25 trời quang mây tạnh (kái này là nhờ xuống chùa thắp hương nên mới được), tam biệt mọi người để bắt đầu hành trình mới. Xe xuất bến sớm hơn 1 tiếng. làm bạn bè đến tiễn không kịp. hixx làm tui nó gọi dt ma khóc wa' trời. (cảm ơn tụi bay nha)
2. Ngày làm thủ tục nhập học nói chung là không coá j để kể ngoài cái chiện phải đi đổi tiền lẻ đến hụt hơi người ta mới cho nộp học phí. (vừa tức, vửa tủi thân hết mức)
3. Ngày đầu tiên đi học còn đáng nhớ hơn nữa. LÀm quen được 5 đứa chuyên Nga ở hà nam. Buổi học kết thúc nhanh chóng sau một thời gian khá dài nghe mấy ông thầy pà cô giảng về thư viện và trang thiết bị nhà trường chán lè lưỡi. Đang uể oải ra lấy xe THÌ...trời ơi cái khoá xe vốn yên lành nay bị bạn nào tốt tốt khoá giùm rồi giấu lun chìa khoá. ra méc ông bảo vệ thì bị chửi cho một trận te tua xơ muớp. Hicc, hoá ra, vào trường thì phải khoá xe đạp. Có ai nói đâu mà bít cơ chứ.
   Số là hum đóa mượn xe người ta đi nên lúc ông bảo vệ trả chìa khoá cũng chẳng bít chìa nào là của mình. ôi thoy phá khoá là chiện tất yếu.
4. ngày hum sau là thi toeic, sốt cao, xe thì không dám muợn tiếp, may mà có a D giúp đỡ. hic thanks a D nhiu. kết quả không cao lắm nhưng thôi thế cũng ổn.
5. Khiếp khủng ở đây cái j cũng xấu mà mắc. Xe đạp mà cái nào cũng trên 2 tr, ghét mua lun o kt rui gửi ra. thế hoá hay. Từ ngày có xe mới. Mấy đứa trong lớp rùi cả mấy chị khoá trên nữa hỏi woa`i ah: " ấy mua xe ở đâu mà xinh thế?" hihi zui phải bjt.
6. Hum nay lên học viện ngân hàng học ké một bữa. bụng thì dói ( do con lí hối wa' đã kịp ăn sáng đâu), tâm trạng thì sợ sệt ( sợ bị phát hiện rùi đủi ra ak mà). hihi thế mà vẫn chọc được mấy đứa xung woanh. hehe zui kinh khủng.
7. hum nay là bủi cuối cùng của tuần sinh hoạt công dân. KT 15' chẳng bjt chữ gì. (do toàn ngồi nc có nghe đâu). Đánh lụi + hỏi mấy đứa bên cạnh nói chung là cũng ổn dù bị pà cô nhăx nhở 2 lần. Chậc kệ! wa dc là zui oy.
tuần sau là lễ khai giảng oy, sau đoá nữa sẽ là một cuộc chiến gian nan hơn nữa. Ni cầu nguyện cho cả nhà có đủ sức chiến đấu, cầu cho ni bớt ăn bớt ngủ bớt chơi để học khá hơn một chút.
Hixx nhớ cả nhà nhìu nhìu



 Niềm tin mau chóng vỡ tan như những bọt bong bóng xà phòng.
Mình đã từng tin thật nhiều để rồi thất vọng đau đớn.
Thời gian vẫn chảy trôi và cuộc sống vẫn quay tròn những vòng quay định mệnh. Đó là số phận.
Tôi đã cố gắng trốn chạy, cố gắng lẫn tránh quá khứ. Tôi muốn đi thật xa để bắt đầu một cuộc sống mới với những kỉ niệm mới thật đẹp đẽ.
Tôi mệt mỏi phó mặt số mệnh của mình trên một chuyến xe trong một ngày mưa bão để đi thật nhanh, để đến nơi mới thật sớm.
Tôi cố gắng làm mới mình, cố gắng cười thật nhiều, cố gắng khóc khi buồn nhưng thật khó wa'. Có lẽ tôi đã quên cách sống thật với cảm xúc của chính mình.
Hắn nói đúng: những người muốn chứng tỏ mình mạnh mẽ luôn là người yếu đuối nhất.
Tôi luôn giữ khoảng cách với mọi người, thậm chí còn muốn giương vi với người khác bởi tôi sợ kết thân, tôi sợ một lúc nào đó họ sẽ ra đi và bỏ lại tôi như cách mà bao người thân khác đã từng làm.
Tôi cố gắng cười gượng gạo và giấu chặt nước mắt bởi tôi sợ nhận được sự thương hại của mọi người. Tôi ghét sự thương hại bởi đó là bắng chứng tốt nhất của sự yếu đuối.
Mấy đứa bạn vẫn phục tôi cái tài diễn xuất, chỉ cần vài giây là nuớc mắt chảy ròng ròng. không đâu, đó không phải là diễn. đó là thật, đó là cái cớ để tôi khóc khi đã wa' mệt mỏi và cũng chỉ có một người nhận ra điều đó.
Tôi bắt đầu coi phim ma, phim kinh dị, để làm quen với cảm giác khi gặp một linh hồn, tôi sợ khi gặp bố trong giấc mơ hay môjt ngày nào linh hồn bố trở về tôi sẽ khóc thét lên và không dám lại gần. Tôi sợ bị mất đi một cơ hội gặp bố.
Tôi đã đi xa, xa kontum để có cái cớ mỗi năm chỉ về một lần. Tôi bắt đầu không trả lời tin nhắn hay điện thoại của bạn bè, tôi xoá nick y!m của những người tôi khó quên nhất. Tôi đang từng bước xoá đi 2 chữ kontum ở trong miền kí ức của mình. Ko lâu đâu chỉ khoảng 2, 3 năm nữa thôi với tôi nó chưa bao giờ tồn tại.
Có vẻ như ông trời đã sắp đặt tất cả trước khi cho phép một sinh linh hiện diện trong cuộc sống. Tình cờ bắt gặp lại hình ấy, một gia đình với hai đứa con nhỏ trong một toa tàu. Ánh sáng rực rỡ hoà lẫn với cái âm thanh đặc trung của đoàn tàu ấy đã làm tôi bật khóc nức nở. Lần đầu tiên kể từ sau vụ tai nạn ấy, tôi yêu cầu a tăng tốc. Tôi không muốn để a nghe thấy tiếng tôi nghẹn ngào mỗi lần trả lời a hỏi, nhìn thấy giọt nước mắt của tôi và a sẽ nhận ra tôi đang khóc. Tôi muốn a tăng tốc vượt qua tốc độ của đoàn tàu, để tôi không chạnh lòng khi thấy họ qua khung cửa bé tẹo ấy. Tôi muốn a tăng  tốc để gió đủ mạnh để hong khô đôi mắt trước khi về đến nhà. Tôi Vốn sợ tốc độ, nhưng hôm ấy tôi liều lĩnh chấp nhận thử thách.
Vậy là nơi này cũng chẳng thể làm tôi quên mà ngược lại còn khiến tôi đau lòng nhiều hơn trước nữa. Tôi lờ mờ nhận ra nơi đây chỗ nào cũng chất chứa kỉ niệm về bố: con hổ trước cổng vào đền đã làm tôi khóc thét lên khi bị bố doạ, quãng trường Ba đình là nơi tôi từng giận dối khi thấy những đứa nhỏ khác được bố cõng trên lưng còn tôi vẫn cứ phải đi bộ dù hai chân mỏi rã rời (bởi bố sợ nếu cứ cõng mãi tôi như thế, khi không còn trên đời này nữa tôi không thể đứng dậy bằng đôi chân của chính mình).
Đêm wa tôi lại mơ về bố.
Không thể quên. Nhưng cũng không dám nhớ. Vậy tôi bjt phải làm gì lúc này đây. khó chịu quá.


Xem nhiều

Recent Posts

Text Widget