Bạn sẽ phản ứng thế
nào khi nghe hay nhìn thấy cụm từ “ CHẤT BẢO QUẢN” ?
- Có phải nhiều tín đồ
của tiêu dùng tự nhiên, hữu cơ: Ồ, sao lại có chất bảo quản?
- Một trong số còn
lại: Ok, hạn sử dụng dài là tốt, nghiễm nhiên đồng nghĩa rằng dù có đập vào mắt
dòng chữ Chất Bảo Quản thì cũng không vấn đề gì. Việc của mình là dùng thôi.
- Còn phản ứng của Xuka thì nằm trong bài viết này, gồm 3 phần:
1. Tại sao lại có Chất Bảo Quản?
2. Một số quan điểm về chất bảo quản cần phân tích
3. Sử dụng chất bảo quản hợp lý.
1. Tại sao lại có CBQ?
Bất cứ một cái gì sinh
ra dù ít hay nhiều cũng có nguyên do của nó, chất bảo quản cũng vậy, nó cũng có
những thăng trầm, những thay đổi để phù hợp hơn với dòng chảy lớn của xã hội,
đi từ Chất bảo quản tự nhiên đến Chất bảo quản hóa học, tổng hợp. Dẫn tới người
sản xuất, người tiêu dùng sẽ đưa ra lựa chọn sử dụng hợp lý cho từng ngành
nghề, mục đích sử dụng. Trong khuôn khổ của bài viết này, mình đề cập đến CBQ
trong thực phẩm và mỹ phẩm, số lượng nhỏ “người tiêu dùng đặc biệt”
sẽ không nằm trong mẫu quan sát. Sản phẩm đối tượng phải là sản phẩm có tính
thương mại, còn các sản phẩm tự làm tự dùng không xuất hiện bóng dáng nhân vật
thứ ba dùng (như khách hàng) thì đó là một câu chuyện khác.
Thực phẩm để ở môi
trường và nhiệt độ thường sẽ có vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập -> Con người bị
ốm ( ngộ độc thực phẩm) -> Tìm ra chất bảo quản tự nhiên bằng muối, đường,
mật ong, hun khói, giấm -> Có thể bảo quản được, nhưng con người chỉ được
dùng ở một hạm lượng theo cách đó có giới hạn, dùng nhiều dẫn đến các bệnh về
tim mạch, huyết áp, hơn nữa không phải cái gì cũng dùng đường muối giấm bảo
quản được -> Và chất bảo quản hóa học, tổng hợp ra đời để khắc phục những
thiếu sót của bảo quản tự nhiên (câu này không mang nghĩa so sánh). Đó là
nguyên do của CBQ trong thực phẩm, và CBQ trong mỹ phẩm ra đời cũng hình thức,
nguyện vọng tương tự, khác ở điểm chất bảo quản tự nhiên huyền thoại như
tocopherol mà ta nghe đồn nhiều chính là Vitamin E. Và hạn sử dụng của mỹ phẩm
không chất bảo quản để tủ lạnh dùng không quá 2 tuần, chứa nhiều rủi ro, và
cũng không ai dùng hết một hộp kem trong 2 tuần cũng như không có mấy hãng nào
vừa sản xuất là sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn.
Chất bảo quản trong mỹ phẩm là những chất ngăn
vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở, bảo vệ hỗn hợp nước và dầu ổn định, không bị
hỏng và biến mùi trong thời gian ngắn.
Nếu như chỉ dừng lại ở
trên đây thì đó như một quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất. Và CBQ có phải là xấu đâu. Thế nhưng nó xấu trong trường hợp nào? Và tốt
trong trường hợp nào? , thì mời mn đọc tiếp 2 phần sau đây:
2. Một số quan điểm về chất bảo quản cần phải phân tích
Bảo quản tự nhiên tốt
hơn chất bảo quản hóa học, tổng hợp?
Bạn nghĩ thế nào là
tốt hơn nhỉ? Là dùng an toàn hơn đúng không? Thêm một cách so sánh khập khiễng
vô cùng. Bạn tin rằng tất cả các hãng mỹ phẩm hữu cơ, tự nhiên không dùng chất
bảo quản ư? Nếu 12 giờ đêm nay đi làm về với cái bụng đói cồn cào: trong bếp
còn 1 bát cơm đã thiu, và 1 hộp bánh mỳ có chất bảo quản, hạn dùng đến ngày mai
thì bạn lựa chọn cái nào để cứu đói? Bạn có khi nào dám ăn một bát cơm có mùi
thiu không nhỉ, nó là tự nhiên đó? Và mình có thể dẫn ra cơ số minh chứng rằng:
có những thứ dùng chất bảo quản tự nhiên, không bị bốc mùi hay biến dạng gì mà
chúng hỏng ngay từ bên trong, chỉ vì chúng được ngụy trang bằng đầy đủ các loại
gia vị, mùi hương đánh lừa ta đó. Thế nên quan điểm này là không đúng rồi. Để
mình chia sẻ thêm điều này nữa nhé. Các công ty sản xuất mỹ phẩm thường hoạt
động độc lập với vùng nguyên liệu, và nhà sản xuất lựa chọn nguyên liệu dựa
trên đánh giá QA, QC (chất lượng đầu vào); EXP, MFG (các thông số hạn sử dụng)
. Và các nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên đều trải qua một quá trình xử lý
rất nhân tạo, và một số có can thiệp của chất bảo quản, ví dụ như chiết xuất
thực vật ở dạng lỏng , nhà sản xuất nguyên liệu mất một khoảng
thời gian mới đến bên nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng, và trong
khoảng thời gian tính bằng tháng, bằng năm đó, người ta sẽ dùng chất bảo quản.
Thế nên để nói sản phẩm 100% từ tự nhiên không chứa CBQ là một điều khó chính
xác khi sản phẩm cuối cùng không có thành phần CBQ, nhưng CBQ đã nằm ở trong
một số nguyên liệu đầu vào, nói sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên thì được. Như
vậy, bảo quản tự nhiên và chất bảo quản hóa học không thể so sánh cái nào hơn cái
nào. Rõ ràng ở điểm này nó liên quan nhiều đến cảm xúc tiêu dùng.
Sản phẩm có thành phần là nước thì cần có chất bảo quản.
Đây chắc cũng là một câu nói kinh điển của người làm mỹ phẩm truyền tai nhau. Nó là đúng trong đa số
các trường hợp như các sản phẩm với nền là nhũ tương (kem dưỡng bôi các loại),
nhưng không đúng trong một số trường hợp.
Ví như xà phòng, một
sản phẩm được làm từ nước, nhưng sau khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra, thì nó
không còn nước nữa ( chuyển về hỗn hợp muối natri của axit béo gọi là xà
phòng) Đó không phải môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm
mốc phát triển. Xà phòng có thể để từ 12 tháng hoặc hơn mà không cần cho chất
bảo quản. Nói thêm một chút là nếu công thức có dư superfat, nhiều dầu thì hạn
dùng sẽ ngắn hơn.
Ở phần này mình dừng
lại ở 2 câu hỏi thường gặp này, nó là cơ bản nhưng sẽ giúp xây dựng cách tư duy
cho những trường hợp tương tự. Còn phần sau mình sẽ làm rõ vấn đề sử dụng chất
bảo quản hợp lý.
3. Sử dụng chất bảo quản hợp lý
Với mục tiêu chất lượng sản phẩm tốt và ổn định hơn, cũng tùy vào đặc thù của sản phẩm mà nhà sản xuất sử dụng cho hợp lý. Mình sẽ lấy ví dụ của Xukas , cách bên mình bảo vệ sản phẩm như thế nào. Đã là một sản phẩm thương mại được thì mọi cái phải rõ ràng,và công tâm với chức năng của từng thành phần, không che đậy chỉ vì chút đỉnh mục đích bán được nhiều hàng hơn. Tránh trường hợp có dùng, nhưng chối là không
và mịt mờ không minh bạch với người tiêu dùng. Và càng không thể mạo hiểm với
sản phẩm vì bất kỳ suy nghĩ chủ quan nào, mọi cái phải dựa trên khoa học có cơ
sở dữ liệu, mẫu lưu chiểu để ra quyết định. Hạnh phúc đích thực của sản phẩm nó
nằm ở đó, chứ không ở bất kì cái áo tô hồng tô xanh nịnh tai nịnh mắt nào.
Tuân thủ luật về sản
xuất mỹ phẩm. Về vấn đề chất bảo
quản, thì chú ý nhóm chất bị giới hạn và cấm sử dụng hiện nay. Và Xukas không
lựa chọn chất bảo quản trong đó. Theo công văn 6577/QLD-MP có, mọi người đọc ở
đây để tránh:
Sau khi đã chấp hành
theo luật với những tiêu chí đề ra, Xukas sẽ chọn lọc CBQ phù hợp với sản phẩm
và đáp ứng được 2 yếu tố : Ổn định ở tỷ lệ thấp / An toàn khi sử dụng.
Xkas_ là một nhà sản xuất mỹ phẩm tự nhiên. Có những sản phẩm rất ổn định trong hạn sử dụng tốt và không dùng CBQ, vì đó không phải môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát
triển như dạng sáp, dầu, xà phòng. Bên mình chấp nhận giữ ở dạng tự nhiên nhất
đó không dùng CBQ, với số lượng sản xuất ít trong tuần và sẽ đến tay người sử
dụng trong tuần hoặc trong tháng sản xuất luôn. Còn những dạng nhũ tương, dầu
gội có sự tham gia của thành phần nước hay chiết xuất cô đặc thảo dược trong
dầu gội thì phải có CBQ để bảo vệ sản phẩm. Quan trọng là dùng CBQ gì ở
tỷ lệ bao nhiêu. Thêm một ví dụ với dầu gội thảo dược, bên mình dùng
PHENOXYETHANOL , đã phải tham khảo chán chê mê mệt rồi, bên mình lựa chọn vì
tiêu chí: Ổn định khi sử dụng, có sự đánh giá đầy đủ, các thương hiệu lớn cũng
lựa chọn.
Với tỷ lệ khuyến dùng
là 1%. Thì bên mình dùng ở tỷ lệ 0.5%, giúp sản phẩm ổn định trong 12 tháng, 6
tháng sau khi mở nắp sử dụng. Mình làm một phép tính nhỏ thế này. Thông thường
một hộp kem 100gram với tỷ lệ chất bảo quản 0.5% nghĩa là xấp xỉ 0.5 gram CBQ
trong 100gram , vậy trong 1 gram kem sẽ có 0,005 gram CBQ. Mỗi lần bạn thoa kem
khoảng 1/20 của 1 gram (tương đương với một hạt đậu) sẽ có 0,00025 gram CBQ (
với con số này thì nó chẳng có ý nghĩa gì mà có thể làm hại đến bạn đâu, nó còn
chẳng bằng một phân tử của hạt cát nữa kia), nó còn an toàn hơn rất nhiều lần
khi bạn tiếp xúc với sơn tường, sơn đồ đạc với tần suất và mật độ tiếp xúc dày
đặc. Con số đó cũng chẳng thể ảnh hưởng bằng qua đường ăn uống nữa.
Mình có rất nhiều tài liệu hay nói về chất bảo quản, trong khuôn khổ của bài viết này mình chưa thể
đăng tải lên hết được, nếu ai quan tâm có thể liên hệ với mình. Và trước khi
dừng bài viết này tại đây, mình đã đăng mấy hình ảnh được nghiên cứu cụ thể trên
đây, như một lời muốn nhắn nhủ rằng: Chất bảo quản là không xấu, nó sinh ra và
có mặt trên đời này với nghĩa vụ bảo vệ, cái quan trọng là chúng ta tìm hiểu và
sử dụng chúng ra sao cho hợp tình hợp lý thì chính là ổn định chất lượng cho
chính sản phẩm của mình. Mình không có ý gì khi nói điều này ra, nhưng bỗng
dưng mình nhớ lại rất nhiều lần từng mẻ từng mẻ chưng nước dầu gội thảo dược đổ
xuống sông xuống bể qua các mẫu lưu chiểu dạng chưng cất không chất bảo quản,
chúng không thể chống chọi quá 1 tuần rưỡi. Những mất mát đó là một sự lãng phí
ghê gớm, nhưng đánh đổi lại giúp mình hiểu ra nhiều điều hơn, kết nối hơn với
thành phẩm dầu gội hơn. Và cho ra một sản phẩm dầu gội khỏe mạnh như bây giờ.
Và chắc chắn rồi, có làm gì hay thế nào đi chăng nữa cũng phải CÔNG TÂM.
Chúc bạn luôn có những
sự tiêu dùng đúng đắn, và mình hy vọng bài viết này có thể giúp ích được bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét