ình viết note này cho những bạn có ý định đi học ở Anh, những bạn đang học ở Anh muốn làm việc ở đây và cho cả những người hay hỏi “học xong tính ở lại hay về?”. Đầu tiên mình nói qua về background của mình. Mình học Thạc sĩ ở Anh chuyên ngành Quản Trị (MSc International
Management) từ tháng
9/2015 và chính thức có kết quả và kết thúc khoá học vào tháng 3/2017. Trong
quá trình học ở Anh thì mình làm việc cho một bộ phận kinh doanh độc lập của trường làm về IT. Trước khi sang Anh thì mình tốt nghiệp cử nhân bằng Quản Trị ở ĐH Kinh Tế Đà Nẵng năm 2014, cũng không
phải trường top của Việt Nam. Mình có làm việc ở Việt Nam trong 1 năm, qua 2
công việc, công
việc đầu tiên cho một công ty IT và công việc thứ 2 là dịch thuật cho một dự án ngắn hạn. Hai năm cuối ở ĐH thì mình có tham gia
một số chương trình sinh
viên Quốc Tế ở Đông Nam Á.
1. Hệ
thống visa ở Anh như thế nào?
Mình chỉ nói về các loại visa mình biết, còn tất nhiên có nhiều loại visa khác. Những loại visa mình hay
gặp/nghe
nói đến nhất là Tier
1, Tier 2, Tier 4, Tier 5 và spouse visa. - Tier 1 (Entrepreneur visa): Là visa
cho những bạn muốn khởi nghiệp (entrepreneur), để có được visa này bạn được tài trợ cho dự án của bạn với số vốn lớn (50.000 - 200.000 Bảng Anh). Một số trường Đại Học có chương trình xin
visa Tier 1 dưới sự hỗ trợ của trường, qua các chương trình này thì mức yêu cầu thấp hơn nhiều. Mình biết dạng này tuy nhiên chưa gặp ai có visa này. -
Tier 2 (Work-permit): Đây là visa phổ biến nhất thường gặp ở công ty có người nước ngoài làm việc. Vì đơn giản nó là giấp phép làm việc. - Tier 4 (Student
visa): Nếu được nhận học ở một trường ở Anh, trường sẽ bảo lãnh cho sinh viên xin
visa loại này. -
Tier 5 (Temporary Worker): Là visa được bảo lãnh bởi quốc gia bạn là công dân của nước đó. Là một loại visa hỗ trợ bạn đi xin
việc ở nước ngoài trong
một thời gian ngắn. - Spouse visa: Là visa
cho vợ hoặc chồng của một người có quốc tịch Anh.
2. Làm
việc dưới Tier 4 như thế nào và làm sao để ở lại sau khi hết Tier 4?
Vì mình
chỉ có kinh
nghiệm về 2 loại visa (Tier 2 và 4) nên mình chỉ nói về hai loại này. Đối với Tier 4, không phải bạn nào có Tier 4
cũng có thể đi làm.
Mỗi loại visa của Anh còn được phân ra
nhiều loại nhỏ hơn dựa trên hồ sơ của người nộp và điều kiện của trường. Ví dụ đi du học từ nguồn học bổng của chính phủ sẽ khác, từ học bổng của trường sẽ khác, trường công lập sẽ khác với trường tư thục. Thông thường sinh viên có Tier 4
sẽ được đi làm tối đa 20 tiếng trong kì học hoặc lúc đang có bài tập của trường. Kỳ nghỉ sẽ được làm 40 tiếng. Tuy nhiên phải hỏi trường trước khi đi làm vì phụ thuộc nhiều vào lịch trường đã đăng ký cho
khoá học. Có nhiều trường có thể cấp giấy làm hồ sơ Tier 4 cho sinh viên, nhưng sinh viên trường đó sẽ không được phép đi làm. Nên mọi người tìm hiểu kĩ trước khi xin học.
Hiện nay, thời gian ở lại Anh của một sinh viên dưới Tier 4 sẽ là thời gian yêu cầu của khoá học cộng thêm 3
tháng. Ví dụ nếu khoá học 1 năm (12
tháng) thì visa sẽ được cấp cho 15 tháng. Cách đây một vài năm, mình có nghe nói là một sinh viên sau
khi học xong
thì vẫn có thể được ở lại tới 2 năm để xin việc. Với mức 3 tháng như bây giờ thì nộp hồ sơ còn chưa kịp. Hết Tier 4 thì sinh
viên không thể gia hạn. Muốn xin visa du lịch thì phải rời nước Anh. Và nếu muốn ở lại tiếp thì chỉ có thể học tiếp, kết hôn, hoặc có việc làm.
3. Xin
việc ở Anh sau khi học xong có dễ hay không?
Xin được nói luôn từ đầu là một sinh viên quốc tế xin việc ở Anh rất khó, cực kì khó. Nên những bạn nào đi du học Anh với ý định học xong để ở lại thì đừng đặt mục tiêu cao
quá kẻo rồi thất vọng. Lí do vì sao
xin việc ở Anh khó? Lí do
chung nhất để trả lời cho câu hỏi này là vì Anh đang hạn chế dân nhập cư nên họ làm mọi thứ để hạn chế người nhập cư. Lí do cụ thể để giải thích sinh
viên quốc tế khó xin việc ở Anh là như sau. - Thứ nhất, để có thể tuyển một sinh viên/người nước ngoài thì công ty ở Anh phải được cấp giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài. Để xin được giấy phép này thì công ty
phải nộp hồ sơ cho nhà nước và phải trải qua quy trình của họ để được cấp giấy phép. Công ty sẽ phải tốn thời
gian và tiền. - Thứ hai, mức lương tối thiểu để tuyển một lao động nước ngoài thông
thường cao hơn mức họ trả cho một vị trí tương đương đối với sinh viên trong
nước. Cách đây 1 năm, hầu hết mức tối thiểu được chấp nhận là 21.000
Bảng
Anh/năm, cách đây vài tháng đã đã được đổi thành
30.000 Bảng
Anh/năm. Thực tế công ty vẫn có thể trả thấp hơn, tuỳ vào ngành
nghề, tính chất công việc, trình độ của người lao động và tuổi của người lao động. Các tập đoàn lớn thường trả lương cho sinh viên từ 25.000/năm. Tuy
nhiên hầu hết các công ty
chỉ trả 18-22.000/năm. Và như hiện nay thì hầu như mức đó không thể đáp ứng mức lương tối thiểu. - Thứ ba, khi xin visa cho người lao động, ngoài phí visa
thì công ty sẽ phải đóng thêm phí gọi là phí nhập cư trình độ cao (skills immigration
charge). Vậy nên, chỉ nhìn qua 3
lí do trên thì chẳng có bao
nhiêu công ty muốn bỏ nguồn lực (thời gian, công sức và tiền) ra để tuyển sinh viên quốc tế là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp xin được việc. Phần lớn các trường hợp mình gặp sẽ bao gồm. Các bạn sinh viên giỏi, tốt nghiệp trường ranking cao và thuộc vào ngành nghề cần người trình độ cao. Ví dụ như các ngành thiên về Công nghệ thông tin
hoặc Tài chính. Các công ty
hoạt động trong lĩnh vực đó, hoặc các vị trí thuộc về lĩnh vực đó thường được trả mức lương cao vì nguồn lực (chất lượng) hạn chế. Hoặc công việc cần người lao động quốc tế (vì ngôn ngữ hoặc các yếu tố khác). Vậy nên khi
xin việc, 2 yếu tố này cần được chú trọng. Và như mình đã nói ở phần trên, thời gian ở lại sau khi học xong chỉ có 3 tháng, mà 3 tháng thì bạn chỉ mới kịp nộp hồ sơ nên cần phải bắt đầu nộp hồ sơ xin việc càng sớm càng tốt.
4. Xin
việc như thế nào?
Ở Anh cũng như ở đâu thì hiện nay nộp hồ sơ qua các trang
tuyển dụng cũng là phương pháp hiệu quả (và tốn thời gian) nhất. Các trang
xin việc ở Anh mình từng nộp hồ sơ bao gồm: - Indeed.co.uk -
Linked.com - Prospects.ac.uk - Reed.co.uk Cá nhân mình, mình thấy hiệu quả nhất là
indeed.co.uk. Mặc dù giao
diện trang
web không đẹp như những trang còn lại, nhưng bạn có thể lọc tốt hơn để tìm việc có hỗ trợ xin visa. Linkedin là một trang mình cũng thích, cái này
tuỳ vào mức độ năng nổ của bạn trên hệ thống, nhưng có ít nhất 2 việc mình được offer từ trên
Linkedin. Ngoài ra, trên website chính phủ Anh có một danh sách các công ty có giấy phép cấp visa. Các bạn có thể tìm việc sau đó dò xem họ có giấy phép hay
không. Nếu không có thì khả năng tốn thời gian mà chẳng được gì là khá cao. Lưu ý là tên công ty đăng tuyển không có nghĩa là họ dùng tên công ty đó để xin giấy phép, họ có thể là công ty
con hoặc dùng tên thương mại khác với tên đăng ký. Và kể cả khi công ty
có tên trong danh sách đó thì cũng chưa chắc họ đã cấp visa cho vị trí bạn ứng tuyển. Vì nhiều công ty có giấy phép chỉ để tuyển các vị trí cao cấp, hoặc vì họ hoạt động trên nhiều quốc gia nên họ phải có để khi lưu động nhân viên từ nước khác về thì có thể cấp visa. Nên kinh
nghiệm là nếu liên lạc được với họ, hoặc họ phản hồi hồ sơ thì tốt nhất là nên rõ ràng từ ban đầu công ty có cấp visa không, tránh mất thời gian cho cả hai bên. Xin
việc ở nước ngoài là cực kì gian
nan, nếu không muốn nói là tuyệt vọng. Trong vòng 3-4
tháng đầu, mình nộp hồ sơ liên tục và không hề nhận được hồi âm. Mỗi ngày phải nộp ít nhất 4-5 hồ sơ, mà mỗi lần nộp là phải tìm hiểu công ty,
tìm hiểu vị trí để sửa hồ sơ cho phù hợp. Chưa kể phải viết thư xin việc cũng phải nghĩ “nát
óc" cho hay và phù hợp với vị trí. Chỉ có đâu đó 10% hồ sơ mình nộp xin việc được hồi âm. Và phần lớn là trả lời “cảm ơn bạn vì đã quan tâm tới công ty,
chúng tôi rất tiếc....”, đọc 1 dòng thôi là biết không cần phải đọc hết mail rồi. Cho tới tháng thứ 4-5 thì mình mới bắt đầu nhận được một vài thư mời phỏng vấn. Vậy nên, cho
những ai
muốn thử thách thì phải xác định là bạn sẽ có áp lực rất nhiều. Có những ngày mình rất hoang mang, bạn sẽ mất đi tự tin dần dần vì hồ sơ không được trả lời. Nhưng mỗi lần trước khi đi ngủ phải tự nói với bản thân, ngày mai
thức dậy phải cố gắng tiếp cho tới khi nào không còn hi vọng thì mới thôi. KẾT LẠI Từ những kinh nghiệm trên thì chắc mọi người cũng hình dung
ra được học tập và xin việc ở Anh khó như thế nào. Nên ai có người quen đang học ở Anh thì xin cũng đừng mỗi lần gặp là hỏi “Học xong tính ở lại hay về". Vì đó không phải là một sự lựa chọn thích ở hay thích về. Đó là một cuộc đấu tranh để tồn tại trong môi trường quốc tế. Và con đường này cũng cần nhiều may mắn. Tuy nhiên, mình vẫn muốn nói dù ở lại hay về thì ở đây mỗi người cũng cần phải cố gắng để phát triển. Và quan
trọng hơn đó là bạn sẽ phải biết mình muốn gì và bạn có hạnh phúc với lựa chọn đó không. Cuối cùng, mình xin
dùng câu nói “sometimes
you win, sometimes you learn" để dành cho những bạn sẽ, đã và đang chuẩn bị cho cuộc hành trình này.
:)
Northwich, 17/01/2018