Các bạn thân mến, trong bài viết này mình sẽ chia sẽ những cảm xúc và những thực trạng ở Cà Mau mà trong chuyến đi vừa qua mình vừa "khám phá" được.
Lý do chuyến đi: Ở khu vực miền Tây, mình đã đến hết các tỉnh ngoại trừ Cà Mau và Trà Vinh. Nhưng riêng Cà Mau có điểm cực Nam cũng như những rừng ngập mặn và yếu tố văn hóa Việt - Khơ me - Hoa đã "quyến rũ" mình thực sự. Ngoài ra, với bản tính tò mò và muốn đi để trả lời cho những câu hỏi "vì sao", thắc mắc trong mình từ lâu. Mình xin được phép chia nhỏ bài viết thành những tiêu đề khác nhau về tỉnh Cà Mau.
1. Địa lý - Môi Trường:
Về đề tài này, các bạn có thể thỏa thích tìm những kiến thức về rừng U Minh Hạ, VQG Đất Mũi, Ramsar là gì,... Trong bài viết này mình chỉ xin chia sẻ những chi tiết cơ bản và đơn giản thoy hihi.
- Về hệ sinh thái ở vùng đất giáp biển ở Cà Mau, mình xin được chia sẻ một câu rất hay, miêu tả đầy đủ lớp thực vật nơi này:
"“Mắm trước, đước sau, tràm theo sát. Sau hàng dừa nước mái nhà ai”"
-> Từ biển vào là các cây mọc lên theo thứ tự: mắm, đước, tràm, dừa nước. Ngoài ra, trên bãi biển còn có một số động vật đặc trưng: cá mắt lồi, còng,...
- Nuôi Trồng Thủy Sản:
- Để có đủ đất để làm vuông nuôi tôm, cua, cá người địa phương phải hủy bỏ một số đất rừng ngặp mặn tự nhiên. Bên Cạnh đó, hàng loạt nhà máy chế biến thủy sản cũng được mọc lên.
- Ô Nhiễm môi trường:
Lý do ô nhiễm mội trường: Nhiều người dân thiếu ý thức khi thải rác sinh hoạt, nước sinh hoạt ra những con sông, kênh. Các cơ sở sản xuất địa phương cũng thải ra những chất thải công nghiệp ra con kênh, sông. Mình đã chứng kiến những con kênh rạch, sông đẹp tự nhiên với màu nước trong xanh hay những dòng sông mang đầy màu phù sa. Bên cạnh đó, có sông có màu vàng của "bột cưa" và màu đen của sự ô nhiễm. Khi mình đi tàu Cao Tốc từ Cà Mau đến Đất Mũi, chỉ cần ngửi mùi thối là biết đang ở hoặc sắp tới TP Cà Mau, còn khi mùi đã mất hẳn là biết mình đã đến huyện khác rồi. :(
2. Điểm du lịch:
Khi đến Cà Mau mình chỉ ghé 2 nơi là Đất Mũi và Hòn Đá Bạc. Cả hai nơi đều gây ấn tượng tới Kim Ngân bằng... cảnh quan trên đường đi :v
* ĐẤT MŨI: Không ít người nói rằng đến Cà Mau chỉ chụp tấm hình nơi cuối cùng của Tổ Quốc để làm kỉ niệm. Trên chuyến tàu cao tốc từ Cà Mau ra tới Đất Mũi, cảnh quan hai bên sẽ dần dần thay đổi. Từ dòng sông đen xì đến màu phù sa, từ hai bên bờ sông là cây dừa nước đến cây tràm, đước mắm và cả cây dương ^^ Thỉnh thoảng hai bên sông là những căn nhà nho nhỏ, những ngôi chùa nho nhỏ. Khi đến vài thị trấn thì đông vui hơn chút. Lúc này chúng ta sẽ thấy vài cửa hàng có mặt tiền "lộ sông". Một số tiệm có mặt tiền lộ sông mình thường thấy là: vựa gạo, vựa tôm giống, vựa hòm, quán ăn,.... Nếu tiệm nào đông khách thì "võ lãi" đậu đầy mặt tiền.
Đi Cao Tốc thì tàu sẽ ghé vào chợ Đất Mũi, chợ bán khá đầy đủ thực phẩm và đồ dùng hằng ngày. Từ chợ, đi xe ôm vào cột mốc (giá 2 chiều là 50k/người - không nói thách). Chú chở mình là kiểu như trưởng ban xe ôm và cả tàu ở khu vực đó @@". Tuy ban đầu không nói thách nhưng lại dụ dỗ mình vô KDL Khai Long hoài, may mà mình tìm thông tin trước nên cứng lòng từ chối @@" Tham quan xong mình canh giờ ra tàu (tàu chạy lúc 12h45. Mình thấy giờ đó về là đẹp rồi. Về nghỉ ngơi sau chuyến xe đêm tới Cà Mau và chuyến Tàu 2h/lượt ra Đất Mũi.
* HÒN ĐÁ BẠC: Có xe buýt từ TP. Cà Mau đi ra Hòn Đá Bạc. Xe buýt rất đông, nhồi nhét đủ kiểu nên mình đi bằng xe máy ra đó (các bạn có thể hỏi mướn khách sạn hay đi xe ôm). Nếu như đi xe buýt các bạn sẽ không thể nào "cảm" hết những điều thú vị hai bên đường từ TP Cà Mau - Huyện U Minh - Huyện Trần Văn Thời (Nơi có Hòn Đá Bạc). Nói là đường nhựa nhưng đi rất tưng và rất ê "mâm" hix... hầu như các đường nhựa ở huyện không được tốt lắm. Nhưng nhìn thì rất đẹp. Trên đường ở Huyện U Minh và Trần Văn thời hai bên đường đôi khi là hàng bạch đàn, trúc, tre, chuối và vài hoa vàng... nhìn rất mướt mắt. Đặc biêt, mướt hơn nữa là màu mạ. Trước nhà, dân ở đây hay trồng mạ, khi đủ ngày lại đem ra ruộng gieo. Màu mạ như thảm xanh tươi trước nhà. Nhìn rất đẹp <3 Mình rất mê màu này :D Tới Hòn Đá Bạc, mua vé xong bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1. đi bộ ra hòn, 2 thuê xe 10k ra hòn. Trên Hòn có hai công trình chính là Lăng Ông và Bảo Tàng Công An Nhân Dân. Tuy mình ghé vào ngày thường và lúc giữa trưa, nhưng Lăng Ông vẫn khá đông. Số đông đến đây để xin Xăm.
3. Văn Hóa (Ẩm thực - Dân cư - Hôn Nhân - Gia Đình - Giáo Dục).
Ở TP Cà Mau: Thành phố Cà Mau khá lớn so với các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng. Nhìn chung kinh tế ở đây mình thấy rất ổn so với tưởng tượng lúc đầu. Học sinh nơi đây đi học đồng phục rất tươm tất từ câp 1 đến cấp 3. Riêng cấp 3, học sinh nam không đc mang dép, sandals, đa số là mang vans. Chợ nổi cũng không vui như mình tưởng tượng, tàu ở đây cập bến và có cây bẹo chỉa ngang trên vỉa hè. Xe máy tấp vào mua hàng TT^TT.
Chỉ có đồ ăn không làm mình thất vọng:D. Ở đây có rất nhiều quán dán chữ các món ăn như sau: Bún - lèo, bì; Lọt; Tằm-mại,gà, vịt;... Vài lần đầu đi ăn, chủ quán hỏi mình ăn gì rồi nói một lèo mình không hiểu nổi lun. Phải yêu cầu chủ quán nói chậm lại hic. Món yêu thích của mình ở đây là món Bánh Tằm Cà Ri Gà (Dân địa phương kêu là Tằm Gà). Cọng bánh tằm nhìn dáng ih chang cọng bún nhưng màu đục hơn, ăn ngon hơn :D Nhưng ăn nhiều quá sẽ cảm thấy ngán hơn tí. Mình có chộp hình quán bán tằm ngon nhứt rồi :D
Nhà sách Fahasa mình đi thì 9:30pm cũng đóng cửa rồi. Trước khi đóng cửa còn mở thông báo sắp đóng cửa, và có chào đoàn kết, quyết thắng gì đó :v
Ở Huyện: Thôi thì chỉ biết có ngàn điều muốn nói luôn. Dân huyện nhiều người da ngâm hơn, quần áo kém tươm tất hơn. Ở các huyện học sinh bỏ học rất nhiều. Không phải vì thiếu trường học (chỉ có trường thiếu học sinh thôi). Nguồn gốc là đây... Thanh niên ở đây kết hôn rất sớm so với khả năng tài chính. Đa số họ không có một việc làm ổn định để chi tiêu cho một gia đình riêng. Những đứa trẻ ở đây ra đời dường như định sẵn là sẽ xa xứ theo cha mẹ mưu sinh nơi khác hay là nghỉ học sớm đi làm phụ gia đình. Trẻ em ở đây đi học đôi khi không có cái cặp (dân Sài Gòn thì kéo cả vali @@"), chỉ cầm trên tay vài cuốn rồi đi bộ tới trường :(
Thanh niên ở huyện cũng nghe nhạc trẻ nhiều rồi, nhưng loa địa phương chiều nào cũng phát khoảng 2 tiếng nhạc cải lương. Hoàng hôn buông xuống trên thị trấn nghèo cùng giai điệu cải lương nghe mà não cả ruột :(
Nhà cửa ở huyện khoảng nữa là nhà lá, nền đất. Một nữa khác là nhà tường nền gạch tàu, sau nhà là nhà lá.
DÂN CƯ: Ở đây ngoài người Kinh, còn có rất nhiều người Hoa và người Khơ Me. Điều này thấy rõ qua các món ăn phổ biến nơi đây. Người dân nhập cư đến đây càng nhiều, họ ra tận Đất Mũi để tìm cơ hội làm ăn. Còn một số người địa phương lại tìm kiếm cơ hội nơi khác :(
Trường Đại Học: chỉ có Đại Học Tôn Đức Thắng và Đại Học Bình Dương :D
=> Nếu mọi người cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm những điều mới lạ bạn có thể làm một chuyến đi đến nơi đây :) Mình có Album ảnh về chuyến đi, mọi người ghé qua xem nha :D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét