Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Vào những ngày Lễ, Tết, du khách thập phương không ngại xa xôi để hành hương Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc.

Miếu Bà Chúa Xứ (Chùa Bà) là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút hơn 2 triệu lượt khách hành hương, du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến cúng bái, tham quan tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều dịch vụ quanh miếu mạo chùa đình mọc lên nhanh chóng như cho thuê heo quay, thỉnh lộc, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm,… Do đó, khi đi hành hương Châu Đốc, bạn cần lưu ý những kinh nghiệm mà chúng tôichia sẻ sau đây:

Thời điểm đi hành hương Châu Đốc

Do nhu cầu hành hương về Châu Đốc vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch cao, bạn nên lựa chọn thời gian đi đến Châu Đốc một cách thông minh để tránh tình trạng kẹt xe, đông đúc, chen lấn, xô đẩy. Thời điểm thích hợp cho bạn là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần, lúc đó giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường.

Hỏi kỹ giá trước khi mua

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Trước lúc thực hiện chuyến hành hương, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo bạn bè, người quen đã từng đi đến Châu Đốc để biết giá cả, địa điểm bán vật lễ tin cậy.

Khách hành hương Châu Đốc muốn mua nhang đèn hay trái cây dâng cúng Bà, lễ Phật thì quý khách nên vào các cửa hàng lớn xung quanh khu vực chùa Tây An và Miếu Bà để mua. Bạn nên hỏi kỹ giá cả các mặt hàng trước khi mua và nên nhớ là đừng mua nhang đèn của những người bán lẻ đi theo mời mọc.

Không mua, thuê heo quay gần chùa

Khi hành hương Châu Đốc, du khách thập phương thường chọn heo quay làm lễ vật cúng dâng Bà.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá heo quay ở những nơi này sẽ đắt hơn bên ngoài rất nhiều, chưa kể heo để lâu, hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người đem vào cúng. Do đó, nếu được, hãy mua heo quay từ nhà mang đi hoặc chọn những địa chỉ bán uy tín để tránh bị hét giá quá cao.

Không nhận lộc, thả chim phóng sinh

Khi hành hương Châu Đốc không nhận bất cứ cái gì mà tự dưng người ta đưa cho mình. Họ nói đó là “lộc Bà” rồi dí vào tay các bạn, khi bạn cầm thì họ sẽ đòi tiền của bạn. Nếu bạn muốn thỉnh lộc Bà thì vào bên trong miếu Bà (từ ngoài nhìn vào bên tay phải) sẽ có nơi cho bạn thỉnh lộc, tùy long hảo tâm của bạn cúng dường.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Khi hành hương Châu Đốc tuyệt đối không phóng sinh chim, những con chim ở đây bị nhốt lâu ngày không bay đi đâu nổi nữa. Khi bạn hỏi giá thì họ nói rất rẻ (5 – 10.000đ/ con), khi bạn đồng ý thì họ mở lồng chim và lùa ra rất nhanh. Mặc dù số chim trong lồng chỉ hơn 10 con nhưng họ đếm lên 40 – 50 con rồi bắt bạn trả tiền.


Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán. Do đó, lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.

Giữ chặt ví tiền của mình

Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương, tình trạng ăn xin cũng diễn ra rầm rộ, đừng cho tiền ăn xin nếu bạn không muốn bị vây lấy bởi hàng chục người ăn xin khác. Chưa kể, một số người lợi dụng, giả mù, bệnh tật,… để “moi” tiền từ du khách và móc túi khách đến đây.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt. Nếu cất tiền trong túi xách bạn cần cài chặt và mang túi ra phía trước để tránh nạn móc túi.

Tham quan Quần thể di tích Núi Sam

Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên sau khi viếng chùa Bà.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Nếu đi 2 ngày, bạn nên ghé Tịnh Biên. Từ Châu Đốc đi thêm khoảng 30 km là đến núi Cấm (Tịnh Biên) trong huyền thoại “Thất Sơn” ở An Giang, nơi có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Đây là điểm hành hương nổi tiếng ở Tịnh Biên, vào tháng giêng rất đông khách đến viếng.

Mua đặc sản ở chợ Châu Đốc

Nếu muốn mua đặc sản về làm quà, bạn có thể ghé chợ Châu Đốc, cách miếu Bà Chúa Xứ khoảng 5 km. Chợ bán nhiều nhất là mắm, khô (chiếm gần phân nửa khu vực chợ), với rất nhiều loại. Những thương hiệu mắm nổi tiếng tại đây là Bà Giáo Khỏe, Tư Ấu, Út Cảnh…

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Ngoài mắm, Châu Đốc còn nổi tiếng với thốt nốt. Trái thốt nốt ăn rất mát, nếu mua về thì bạn có thể kêu người bán bổ ra, cho vào hộp. Bên cạnh trái tươi, còn có đường, mứt thốt nốt, bánh bò thốt nốt…

Gợi ý lịch trình hành hương Châu Đốc 2 ngày 2 đêm
Chúng tôi xin gợi ý Quý khách lịch trình hành hương Châu Đốc 2 ngày 2 đêm tự túc:

Đêm 1: Từ TP.HCM - Châu Đốc (An Giang) 

22h: Xe đón đoàn tại điểm hẹn. Khởi hành từ TP.HCM - Châu Đốc. Thời gian di chuyển khoảng 6 - 7 tiếng.

Ngày 1: Rừng tràm Trà Sư - miếu Bà - núi Sam

5h: Đến Châu Đốc, ghé chợ ăn sáng, uống cà phê. Các món gợi ý gồm bún cá, bún kèn, cháo lòng... Giá các món ăn giao động từ 20.000 - 30.000 đồng.

6h30: Khởi hành đi Tịnh Biên. Trên đường đi, bạn báo tài xế cho xuống rừng tràm Trà Sư.

Sau khi xuống xe, Quý khách có thể đi vào rừng bằng xuồng hoặc đi xe ôm. Đến nơi, tham quan bằng xuồng, lên tháp ngắm cảnh. Về bữa trưa, Quý khách có thể thưởng thức ở đây. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, lịch trình này gợi ý Quý khách nên dùng bữa trưa ở núi Sam.

12h: Đến núi Sam. Ăn trưa. Các món gợi ý gồm cháo bò, lẩu bò, bún, cơm. Nghỉ ngơi.

14h: Đến miếu bà chúa Xứ. Lúc này khách hành hương đến miếu Bà có thể rất đông, bạn có thể viếng sáng hôm sau. Viếng các đền, miếu gần đó như đền Thoại Ngọc Hầu...

16h: Đi bộ lên đỉnh núi Sam. Từ miếu bà chúa Xứ lên đỉnh núi Sam khoảng 6 km. Đường nhựa, đẹp, dễ dàng di chuyển.

17h30: Ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi Sam, thu vào tầm mắt thành phố Châu Đốc.

18h: Xuống núi.

19h: Nhận phòng.

19h30: Ăn tối.

20h30: Quý khách có thể yêu cầu tài xế chở một vòng trung tâm TP.Châu Đốc, ngắm các đền, chùa nổi tiếng.

Ngày 2: Búng Bình Thiên - Châu Đốc - TP.HCM

5h: Viếng miếu bà chúa Xứ. Lúc này lượng khách thập phương không đông, bạn sẽ không phải chen lấn.

8h: Khởi hành đi búng Bình Thiên. Đoạn đường dài 25 km. Thời gian di chuyển 30-40 phút.

8h30: Đến búng. Thuê thuyền khám phá búng. Giá thuê dao động từ 300.000 - 500.000 đồng một thuyền. Mỗi thuyền chở khoảng 4 - 6 người. Thời gian di chuyển quanh búng khoảng 30-40 phút.

9h30: Tìm hiểu đời sống của đồng bào Chăm ven búng. Thưởng thức các món ăn vặt bán trước nhà.
10h30: Viếng thánh đường của người Chăm.

11h30: Trở về khách sạn, trả phòng.

12h: Đến chợ Châu Đốc, ăn trưa, tham quan mua sắm. Ngoài mắm, bạn có thể mua bánh, kẹo, thú nhồi bông, mỹ phẩm... được nhập từ Campuchia.

15h: Khởi hành từ Châu Đốc - TP.HCM, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. kết thúc lịch trình hành hương Châu Đốc 2 ngày 2 đêm.

Kinh nghiệm đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc ngày Lễ, Tết

Châu Đốc không chỉ được biết tới là điểm đến du lịch tâm linh quen thuộc, mà còn là vùng đất có cảnh quan tươi đẹp hữu tình, văn hóa đa dạng. Hy vọng với những kinh nghiệm đi hành hương Châu Đốc trên đây như hành trang đi đường cho bạn một chuyến hành hương đầy an lành, hưởng trọn vẹn an vui.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xem nhiều

Recent Posts

Text Widget